Ảnh

Ảnh
Xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Xin hiệp nhất chúng con như Ngài liên kết với Cha. Xin giải thoát chúng con xa điều bất hòa chia rẽ. Xin kết liên muôn người trong lòng mến Chúa Cha trên trời. Ảnh Huynh đoàn Đa Minh Gx Bắc Hà hành hương bác ái 2014

Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012

Bao giờ hết tiếng vỗ tay loạn nhịp

Thứ Sáu, 20/07/2012, 16:40 (GMT+7)


Không thể một sớm một chiều hết vỗ tay lạc nhịp

TTO - Đi nghe nhạc cổ điển ở Việt Nam không chỉ thót tim bởi tiếng vỗ tay lạc nhịp, mà còn bực bội bởi tiếng tách tách máy ảnh, tiếng chuông điện thoại, tiếng rầm rì nói chuyện, thậm chí với điều tối kỵ: ánh đèn flash.

Nhắc nhớ khán giả không chụp hình trước buổi diễn chương trình múa Chuyện kể của những chiếc giày. Đây cũng là một cách giúp cho chương trình được diễn ra trọn vẹn.
Ảnh: A.CHI


Như ý kiến của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc trong bài Thót tim... vì tiếng vỗ tay, cần rất nhiều thời gian và công sức đào tạo, người nghe nhạc cổ điển mới đạt được sự hiểu biết khi nào cần vỗ tay. Tương tự thế, cũng cần cả thời gian và công sức đào tạo cho chuyện khán thính giả biết cách chụp ảnh, biết đến đúng giờ… mà tất cả những điều đó chính là những biểu hiện văn hóa, những ứng xử biết tôn trọng người khác.

Thời gian chỉ dành cho người có cảm tình ban đầu với nhạc giao hưởng, để họ tìm đến nghe nhiều lần và hiểu ra lúc nào nên vỗ tay, tại sao không nên chụp ảnh có flash, tiếng tách tách dù nhỏ nhưng ảnh hưởng thế nào đến cảm xúc người khác. Và với những người có cảm tình này, họ sẽ tìm đến những nơi có thể trang bị cho họ những kiến thức nền tảng để sau đó có thể thưởng thức nhạc cổ điển một cách trọn vẹn (nhaccodien.vn là một ví dụ). Với trường hợp này, đành xin đợi thời gian như cách hiểu tri âm tri kỷ dễ gì một sớm một chiều mà có được.

Nhưng đào tạo chính là cách rút ngắn thời gian chờ đợi thụ động ở trên. Đào tạo được hiểu ở đây là trang bị những kiến thức cơ bản dành cho việc thưởng thức nhạc cổ điển. Đây là việc có thể chủ động làm ngay mà không đợi thời gian, trước tiên bằng việc đưa nhạc cổ điển đến gần với công chúng.
Nói như nhạc trưởng Trần Nhật Minh từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn: "Nếu nói khán giả không đủ trình độ để hiểu thì thôi, cứ ngồi đó chơi một mình đi. Tôi thì không muốn chơi một mình. Tôi cần ai đó hiểu mình. Không bây giờ thì vài năm sau nữa".

Và cách mà nhạc trưởng Trần Nhật Minh cùng với bạn bè mình đã làm là định kỳ ngày 29 hằng tháng góp mặt trong chương trình Giai điệu trẻ (do Thành đoàn TP.HCM và Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố phối hợp thực hiện), giúp các bạn trẻ làm quen với nhạc thính phòng, bắt đầu từ những khái niệm cơ bản nhất: giới thiệu dàn nhạc, kỹ thuật thanh nhạc, hợp xướng… (Thật tiếc là những chương trình ý nghĩa đó hiện nay tạm ngưng). Ở Hà Nội, những chương trình như Luala concert đã đưa các bản nhạc giao hưởng lớn của thế giới lại vang lên ngay bên vỉa hè, cũng là một nỗ lực đưa nhạc cổ điển đến với mọi người.

Nhưng bấy nhiêu đó vẫn là chưa đủ. Nếu cho rằng nhạc cổ điển là một món ăn cao cấp cần đem đến với rộng rãi mọi người, phải tính tới chuyện đưa nhạc cổ điển và kiến thức nhạc cổ điển đến với sinh viên học sinh, thông qua sách vở tham khảo, thông qua các tiết ngoại khóa. (Chứ không chỉ dừng lại ở việc giảm giá vé cho sinh viên và để sinh viên ngồi nghe ở tận tầng 2 của Nhà hát TP.HCM như hiện nay!)

Và để hạn chế những điều bực bội ở những thính phòng… như tiếng bấm máy tách tách, tiếng loạt xoạt khi khán giả đụng vào bao nilông đựng những chai nước uống, thì hoàn toàn có thể làm ngay hôm nay, chứ chẳng phải đợi thời gian. Bằng những lời nhắc nhở lịch sự thông qua thông tin trên tờ rơi phát cho người xem trước khi buổi diễn bắt đầu, hoặc thông qua sự nhắc nhở của nhân viên nhà hát. Thậm chí bằng cả việc chấm dứt thái độ cả nể của chính người nghe chúng ta: nếu thấy ai đó gây ồn trong buổi hòa nhạc, hãy trừng mắt nhìn, hãy đưa tay lên môi ra dấu giữ im lặng…

Nếu không, cũng sẽ như những buổi buffet, dù xuất hiện ở Việt Nam đã lâu nhưng vẫn còn đó cảnh người ăn thích là chen ngang để lấy thức ăn, chẳng hiểu được đó là việc làm không lịch sự, biết mình mà không biết người.

Canon D

* Tiếng vỗ tay chưa lạc nhịp bằng tiếng máy ảnh

Tôi là một khán thính giả may mắn tham dự chương trình nhạc giao hưởng do dàn nhạc Berliner Symphoniker biểu diễn mà hai bài viết "Thót tim vì... tiếng vỗ tay" và "Tiếng vỗ tay bao giờ hết lạc nhịp?" có đề cập đến.

Tôi xin bổ sung thông tin rất quan trọng là bản nhạc Bèo dạt mây trôi được dàn nhạc trình diễn vào tiết mục cuối cùng của buổi diễn chiều 15-7. Trong suốt buổi diễn này, tất cả khán thính giả đều giữ yên lặng lắng nghe từng nốt nhạc do dàn nhạc trình diễn.

Nếu tôi nhớ không nhầm đến phần trình diễn bản nhạc tiếp theo "Thunder and light" thì chính nhạc trưởng Lior Shambadal là người ra dấu hiệu yêu cầu khán thính giả vỗ tay theo nhịp. Ban đầu mới chỉ có một vài người thực hiện theo, tuy nhiên sau khi được nhạc trưởng ra dấu hiệu cần nghe tiếng vỗ tay to hơn, tất cả mọi người cùng hòa chung vào nhịp vỗ tay theo giai điệu. Sau đó khi nhạc trưởng yêu cầu ngưng thì mọi người lại tiếp tục giữ im lặng để thưởng thức tiếp bản nhạc.

Đến cuối vở trình diễn, khi đột nhiên mọi người được nghe giai điệu bài Bèo dạt mây trôi (trong khi danh mục các bản nhạc trong vé mời không có - các bản nhạc ở cuối chương trình là do dàn nhạc biểu diễn tặng thêm) thì tất cả khán giả đều phấn khích vỗ tay.

Vị nhạc trưởng và tất cả các thành viên dàn nhạc đều rất cảm động với những tràng pháo tay cảm ơn của khán thính giả phía dưới, không hề có bất kỳ thái độ khó chịu nào.

Bài viết Thót tim vì... tiếng vỗ tay đã phản ánh sự thật xảy ra ở buổi diễn vào buổi tối. Tuy nhiên cũng cần hiểu là đối tượng khán thính giả của chương trình buổi tối không phải hoàn toàn là những người sành nghe nhạc.

Cũng có những người đã nghe trình diễn buổi chiều lại tiếp tục thưởng thức chương trình buổi tối, do đó họ tiếp tục giữ tâm trạng phấn khích và khi không kiềm chế được thì bộc phát qua những tiếng vỗ tay "lạc nhịp".

Ngoài một số tiếng vỗ tay lạc nhịp mà bài viết đã đề cập, trong buổi biểu diễn nhạc còn có "tiếng máy ảnh lạc nhịp". Trong lúc tất cả khán thính giả lặng im thưởng thức những giai điệu giao hưởng thính phòng du dương thì một số phóng viên liên tục chụp hình để lấy tư liệu viết bài.

Các bạn đã thực hiện đúng theo yêu cầu của MC trước buổi diễn là tắt đèn flash, tuy nhiên âm thanh của máy chụp thì các bạn lại không tắt (hoặc không thể tắt). Do đó xen lẫn trong các bản nhạc là các tiếng "xạch xạch" liên tục của máy ảnh của các phóng viên.

Mà không phải chỉ chụp vài tấm hình, hầu như bản nhạc nào các bạn cũng cố chạy lên chụp khoảng vài chục tấm một lúc.

Do đó cũng xin gửi tới các phóng viên hình cần lưu ý vấn đề này khi tham dự sự kiện âm nhạc giao hưởng các lần tiếp theo.

gaumeo.us@...

Nguồn: Tuổi trẻ online

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét