Ảnh

Ảnh
Xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Xin hiệp nhất chúng con như Ngài liên kết với Cha. Xin giải thoát chúng con xa điều bất hòa chia rẽ. Xin kết liên muôn người trong lòng mến Chúa Cha trên trời. Ảnh Huynh đoàn Đa Minh Gx Bắc Hà hành hương bác ái 2014

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Du khảo miền Trung - Những cảm nhận đẹp.

Năm 2003, trong chuyến du khảo một số tỉnh miền Trung, tình cờ quen biết một giáo viên ĐHSP SG, cô giáo hỏi:

- Anh khám phá được gì khi đến Huế và một số nơi khác?

Tôi trả lời

- Do chuyến đi ngắn, không có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu tự nhiên và xã hội, điều khám phá lớn nhất là chính bản thân mình.

Vâng, tôi thấy mình quá nhỏ bé, kém cỏi ... trước vẽ đẹp hùng vĩ cùng nền văn hóa nghìn năm của đất nước. Tôi thấy yêu đất nước và con người miền Trung ruột thịt nhiều hơn. Dù nhiều khó khăn trong cuộc sống mưu sinh, nhưng tôi vẫn thấy trong họ một con người chân thật, hiền lành, luôn chăm chỉ làm lụng, giữ gìn nhân cách.

Tôi xin kể vài mẫu chuyện về con người miền Trung dễ mến này!

Một buổi sớm trên đường Cửa Đại, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, gia đình tôi rảo bước tìm nơi điểm tâm. Chúng tôi thích đến những quán ăn bình dân, vĩa hè ... hơn là nơi sang trọng (bởi lẽ ít tiền và quan trọng là muốn tìm hiểu cuộc sống dân lương nghèo mọn như mình) .

Chúng tôi dừng bước và ngồi lại bên gánh bún đỏ của một phụ nữ trạc tuổi năm mươi.

- Cô chú en chi rứa? Chị hỏi chúng tôi.

- Cho chúng tôi những tô bún mà mọi người đang ăn ngon lành kia! Tôi trả lời.

- Nem ngòn tô hỉ? Chị hỏi chúng tôi.

Một chút buồn cười thoáng qua, tôi nghĩ, cũng giống Saigon thôi! giá cho khách du lịch luôn nhỉnh hơn người địa phương vì tôi đã thấy người địa phương trả ba ngàn cho một tô bún.

- Nem ngòn thì nem ngòn! có chi mô! Tôi nháy giọng chị.

Nhưng thật xấu hổ thay cho tôi!, khi những tô bún được bày ra. Tô to với hai cục xương đầy thịt quanh nó, kèm theo vài lát thịt heo cùng ngọn hành ... thơm ngon vô cùng (ở Saigon phải mất trên mười ngàn).

Thế là buổi sáng hôm đó, gia đình chúng tôi có được một bửa điểm tâm ngon, bổ rẻ, vui tươi. Khi trả tiền, tôi thầm xin lỗi chị vì những suy nghĩ sai trái của tôi.

Thêm một kỷ niệm đẹp nghi lại dấu ấn trong ký ức tôi, con người miền "ni" thật rõ ràng, sòng phẳng, khẳng khái ... đáng yêu.


Một lần khác, xe chúng tôi chậm rãi lăn bánh trên đường vào đồi cát, Mũi Né, Bình Thuận. Con đường thật lãng mạn, hàng dừa hai bên đường như chào đón du khách, chào đón đôi tình nhân trẻ đang song bước hẹn hò. Gió và sóng biển đã làm tan đi sự mệt mõi của đường xa và đem lại cho chúng tôi niềm phấn khích, yêu đời, yêu người, yêu thiên nhiên quyến rủ nơi đây.

Bụng đói, lại thèm ăn vặt, chúng tôi tạt xe vào bên đường, nơi thúng bắp luộc cùng chị bán hàng ngồi thinh lặng, dõi mắt mời khách mua (không ngoắc tay, kêu gọi ... như nơi khác).

- Bán cho con mười trái đi cô! Anh Kỳ Nam buộc miệng hỏi mua.

Lộ nét vui, hai tay chị nhanh nhẹn lật trở bắp ... rồi lại chần chừ, ngần ngại, ra vẻ bối rối.

Thấy lạ, tôi hỏi.

Chị định không bán cho chúng tôi sao? .

- Bắp không ngon, em không dám bán cho du khách!

Trời hởi! có thấu cho người phụ nữ nghèo hèn, nhưng nhân cách lại cao quý, đầy lòng lành này chăng!

- Bắp không ngon, nhưng tấm lòng chân thật của chị, đã làm cho bắp thêm ngon, ngọt, đầy tình người. Bán cho chúng tôi đi chị, đói lắm rồi! Tôi đùa với chị.

Sẵn đà, tôi trêu thêm.

- Vợ tôi mà được một tí lòng lành của chị thì tốt cho tôi quá!

Thế là tôi nhận ngay một cú đay nghiến, giận dỗi từ vợ tôi.

- Xí, về đây ở luôn đi ... mà ... ăn bắp.

Lạy Chúa! có thể những người hèn mọn nhưng đầy nhân cách này chưa nhận biết Chúa. Nhưng con cam chắc rằng, họ chính là con cái của Ngài và là anh chị em của chúng con bởi hình ảnh và thiên tính của Ngài đã tỏa sáng trong người ấy.

Xin Chúa thương xót người anh chị em này của chúng con. Xin trao ban cho họ ơn nhận biết Chúa và ơn cứu độ từ Ngài! Amen.
Anh Tuấn

Viếng Trung tâm Thánh Mẫu La Vang 2003


Tường Vân kính Mẹ Maria
Thánh lễ đồng tế - Đại hội La Vang 2003

 

Một vài hình ảnh du lịch Huế 2003


Phú Văn Lâu - Nơi triều đình niêm yết chiếu thư
 
 
Điện Thái Hòa
Bia tiến sĩ
 
 
Trước trường Quố học Huế - Nhìn ra sông Hương
Chùa Thiên Mụ
Sông Hương êm đềm xuôi về thông Vỹ Dỵ rồi đổ ra cửa biển Thuận An, Huế
Bến đò trước chùa Thiên Mụ

 


Lăng vua Tự Đức (1829 - 1884) 


Ảnh vua Tự Đức (1829 - 1883) - Ảnh Internet
Nguồn:Tự điển bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hoàng đế Tự Đức (chữ Hán: 嗣德; 22 tháng 9, 1829 – 19 tháng 7, 1883) (tên sinh thành Nguyễn Dực Tông) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任) hay còn có tên Nguyễn Phúc Thì (阮福蒔). Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883.

Là con trai thứ hai của vị hoàng đế thứ 3 triều Nguyễn, Thiệu Trị. Vì anh trai của ông là Nguyễn Phúc Hồng Bảo, một người ham chơi, mê cờ bạc, không chịu học hành, vì vậy, Thiệu Trị trước lúc qua đời, đã để di chiếu truyền ngôi cho ông. Bấy giờ ông mới 19 tuổi, nhưng học hành đã thông thái. Đến tháng 10 năm 1847, ông chính thức lên ngôi hoàng đế ở điện Thái Hòa, đặt niên hiệu là Tự Đức, bắt đầu từ năm sau là 1848. Khi Tự Đức lên cầm quyền, triều đình vẫn cai trị tuân theo phong cách Nho giáo.

Triều đại của ông đánh dấu nhiều biến đổi với vận mệnh Đại Nam. Năm 1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng. Trước tình hình người Pháp xâm lấn trong triều đình đặt ra vấn đề cải cách, liên tiếp các năm từ 1864 đến 1881 các quan là Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Đinh Văn Điền, Nguyễn Hiệp, Lê Định liên tiếp dâng sớ xin nhà vua cho cải cách toàn diện đất nước nhưng mà vua không quyết dưới sự bàn ra của các đình thần. Mãi đến năm 1878, triều đình mới bắt đầu cử người thực hiện các bước đầu tiên trong quá trình cải cách là cho học tiếng nước ngoài, nhưng đình thần vẫn bất đồng và nảy sinh hai phe chủ trương cải cách và bảo thủ, rồi đến khi nước Đại Nam dần rơi vào tay quân Pháp cũng nảy sinh hai phe chủ chiến và chủ hòa.

Tiền đồng thời vua Tự Đức

Trong lăng vua Tự Đức


Khu mộ vua Tự Đức

Mộ vua Tự Đức

Lăng vua Khải Định (1918 - 1925)


Vua Khải Định (1885 - 1925)


Vua Khải Định (8 tháng 10, 1885 – 6 tháng 11, 1925), hay Nguyễn Hoằng Tông là vị Hoàng đế thứ mười hai nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, ở ngôi từ 1916 đến 1925.

Nguyễn Hoằng Tông Tuyên Hoàng đế tên húy là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, còn có tên là Nguyễn Phúc Tuấn, con trưởng của vua Đồng Khánh và bà Hựu Thiên Thuần Hoàng hậu Dương Thị Thục, sinh ngày 1 tháng 9 năm Ất Dậu tức 8 tháng 10 năm 1885 tại Huế.

Lăng Khải Định (còn gọi là Ứng Lăng) là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế.


Khải Định lên ngôi năm 1916 ở tuổi 31. Ngay sau khi lên ngôi, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện, dinh thự, lăng tẩm cho bản thân và hoàng tộc như điện Kiến Trung, cung An Định, cửa Trường An, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, đặc biệt là Ứng Lăng.

Để xây dựng sinh phần cho mình, Khải Định đã tham khảo nhiều tấu trình của các thầy địa lý cuối cùng đã chọn triền núi Châu Chữ làm vị trí để xây cất lăng mộ. Ở vị trí này, lăng Khải Định lấy một quả đồi thấp ở phía trước làm tiền án; lấy núi Chóp Vung và Kim Sơn chầu trước mặt làm “Tả thanh long” và “Hữu bạch hổ”; có khe Châu Ê chảy từ trái qua phải làm “thủy tụ”, gọi là “minh đường”. Nhà vua đổi tên núi Châu Chữ - vừa là hậu chẩm, vừa là “mặt bằng” của lăng - thành Ứng Sơn và gọi tên lăng theo tên núi là Ứng Lăng.





Mộ vua Khải Định

Đàn Nam Giao - Nơi triều đình nhà Nguyễn tế Trời - Đất
Nghe ca trù trên sông Hương
Bờ bắc cầu Tràng Tiền
Bờ nam cầu Tràng Tiền
Cầu Tràng Tiền
Ảnh AT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét