Thời gian gần đây, báo chí nước ngoài xôn xao thông tin về một Linh Mục người Ấn Độ: Ngài được Chúa cho thấy Thiên Đàng, Hoả Ngục và Luyện Ngục. Sau khi chứng kiến trực tiếp, vị Linh Mục này đã thuật lại cho mọi người biết những gì Ngài đã thấy và đã nghe.
Chuyện xảy ra ngày 14/4/1985, khi Cha Jose Maniyangat lái xe gắn máy đi dâng lễ Chúa Nhật tại một nhà thờ thuộc điểm truyền giáo miền Bắc Karela, Ấn Độ. Bất ngờ, một chiếc xe Jeep do người đàn ông say khướt điều khiển đụng thẳng vào Ngài. Trên đường di chuyển đưa Cha cấp tốc vào bệnh việc cứu chữa, linh hồn Ngài lìa ra khỏi xác và được Thiên Thần hộ thủ, mặt đẹp đẽ rạng ngời chói sáng, đến nói: “Ta sẽ đem ngươi vào thiên đàng, Chúa Giêsu muốn gặp và nói chuyện với ngươi”.
Sau đó, Cha Jose được Thiên Thần hộ tống đến Hỏa Ngục, trạm dừng chân đầu tiên. Ngài nhìn thấy Satan và ma quỷ cùng ngọn lửa nóng khoảng 2000 độ không thể dập tắt. Những con bọ lúc nhúc, nhiều người gào thét dẫy dụa đang bị ma qủy đem ra tra tấn đau đớn. Mặt họ trở nên xấu xí, hung tợn và khủng khiếp. Thiên Thần cho Ngài biết: những linh hồn ấy chịu đau đớn như thế vì họ phạm nhiều tội trọng ( nạo phá thai, an tử, căm thù, không tha thứ, phạm sự thánh…) lại không ăn năn thống hối.
Kế tiếp, Thiên Thần đưa Cha Jose đến Luyện Ngục. Nơi chốn luyện hình này, Ngài cũng thấy lửa cháy không hề tắt nhưng ít nóng gắt hơn. Các linh hồn cũng chịu sự đau đớn khác là bị lìa xa khỏi Thiên Chúa. Họ có phạm tội trọng nhưng kịp hoà giải với Thiên Chúa trước khi chết, nên hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ được gặp Chúa diện đối diện. Các Linh Hồn trong luyện ngục được tiếp xúc với Cha: xin Ngài cầu nguyện và mong Ngài nói giùm với mọi người cầu nguyện cho họ nữa.
Cuối cùng, Cha Jose đi qua một hầm màu trắng lớn sáng chói loà, có tiếng nhạc mê ly réo rắt ca hát và lời chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa từ môi miệng các thiên thần. Ngài biết chắc Ngài đang đặt chân cửa Thiên Đàng. Vị linh mục thấy Chúa Giêsu đẹp đẽ, dung nhan Ngài rạng rỡ hơn ngàn vạn mặt trời đang mọc. Ngài cũng thấy Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse, các Thánh, rất nhiều giám mục, linh mục thánh thiện lấp lánh như các vì sao. Với Cha Jose, quả thật Thiên Đàng là quê trời tuyệt diệu.
Đang mê say chiêm ngắm, bất chợt Thiên Thần hộ thủ đưa linh hồn Cha trở lại trần gian. Các bác sĩ cùng thân nhân, trước đó nghĩ rằng Cha đã chết, nên di chuyển thi thể Ngài xuống nhà xác. Nào ngờ khi linh hồn Cha nhập lại vào xác bất động, Ngài thét lên tiếng lớn vì vết thương tai nạn quá đau đớn. Bác sĩ vội vàng kiểm tra lại, thấy Cha còn sống, liền nói: “Thực là một phép lạ. Hãy đưa Cha trở lại bệnh viện”. Và Ngài đã bình phục sau đó. Hiện nay, với tư cách là một linh mục thừa sai, Cha Jose Maniyangat đang là quản xứ Nhà Thờ Công Giáo Mẹ Lòng Thương Xót ở Macclenny, Florida, USA.
( Nguyệt San Hiệp Nhất, số 214, tháng 10-2010 ).
Tính cách thực hư câu chuyện tùy thuộc thái độ, lòng tin mỗi người. Song nó gợi lên trong ta một ý niệm về thế giới đời sau, về niềm tin vào xác loài người sẽ sống lại trong ngày tận thế: một vấn nạn mà nhóm Sađucêô đang tranh luận với Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay.
A. Thái độ con người trước cái chết.
Sách Giảng Viên đã viềt: “Dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời. Một thời đẻ sinh ra, một thời để chết”(Gv 3:1-2). Chết là sự kiện tất yếu cho mọi sinh vật.
Theo một nghiên cứu trước đây, người ta được biết: tuổi thọ con ngựa là 30 năm, con voi trong Sở Thú được 60 năm, con rùa sống lâu nhất là 203 năm. Riêng con người, dân Việt Nam ngày xưa, tuổi thọ trung bình là 60 năm (bài hát Nhạc sĩ Y Vân), người Nhật Bản thọ lâu hơn (đàn ông trung bình 76 tuổi, đàn bà thọ 82 tuổi). Tuy nhiên, hiện nay y học tiến bộ nhiều, tuổi thọ con người gia tăng hơn. Người già nhất thế giới bây giờ được 114 tuổi.
Dù bách niên giai lão, dù trường sinh hi hữu, vẫn có một ngày mọi sinh vật đều phải chết. Bởi thế, có lắm người bi quan, yếm thế; sợ hãi nhìn cái chết với dáng vẻ chán chường.
- Chơi xuân kẻo hết xuân đi, Cái già sồng sộc nó thì theo sau.
- Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy. Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười. Thôi công đâu mà chuốc lấy sự đời. Hãy tiêu khiển một vài chung lếu láo.
- Darwin (thuyết Tiến Hoá): mọi sinh vật đều có chung một ông Tổ vật chất. Đầu tiên, là một hạt bụi, dần dần biến dạng nên hình thức cao siêu hơn. Nhưng khi chết, mọi vật đều trở lại tình trạng ban đầu, là tro bụi vật chất. Thế nên, Chết là hết.
Nhưng cũng không thiếu những tâm hồn đầy lạc quan, hy vọng, tin chắc rằng: chết chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp từ thế giới trần tục để vào một thế giới bên kia, tin có đời sau. Chết không là hết.
- Nho Giáo: sinh ký, tử quy. Sống gửi, thác về. Chết chỉ là giấc ngủ ngàn thu.
- Phật Giáo: tin có luân hồi. Sau khi chết, linh hồn còn phải phiêu lưu trong nhiều số kiếp khác nữa, có thể là súc vật, là cây cỏ, là con người.
- Kitô Giáo: chết là lúc con người đi vào quê hương đích thật đời sau, gặp gỡ Thiên Chúa hằng hữu. Chết là một hành trình đi về Nhà Cha trên trời…
- Như thế, sự sống là quà tặng của Thiên Chúa. Chết không hẳn là chấm dứt, sự sống không mất song chỉ đổi thay.
B. Tin có đời sống khác sau khi chết.
- Sách Maccabêô quyển thứ II trong Bài Đọc 1 hôm nay, cho ta thấy bối cảnh lịch sử dân Israel thời lưu đày Babylon. Họ phải sống trong nền văn hoá ngoại lai, bị bó buộc tuân giữ những luật lệ Dân Ngoại. Một trong những điều luật cấm kỵ là: nhà Vua An-ti-ô-khô thúc ép họ phải ăn thịt heo là điều không được phép làm theo luật Mô-sê. Vua còn bắt dân Israel phải thờ các thần Hy Lạp, không được tế lễ thờ phượng Thiên Chúa nữa.
Có một bà mẹ Do Thái anh hùng cùng với bảy người con cương quyết trung thành tuân giữ luật Chúa. Họ thà chết còn hơn vi phạm luật lệ cha ông (2 Mcb 7:2). Họ tin Vua trần gian khai trừ họ ra khỏi đời này nhưng Vua Vũ Trụ cho họ sự sống bất diệt đời sau (2 Mcb 7:9). Họ còn can đảm xác tín: “Thà chết bởi người đời đang khi hy vọng vào lời Chúa hứa sẽ cho họ được sống lại muôn đời” (2 Mcb 9:14). Cả 8 mẹ con đã thực sự sống cho Thiên Chúa: dám chịu thiệt đời này và tin chắc sẽ được hạnh phúc đời sau vĩnh viễn muôn đời.
- Tương tự như thế, vị thánh trẻ Đa Minh Saviô cũng “thà chết còn hơn phạm tội trọng” mất vinh phúc vĩnh cửu sau này.
- Với thánh Phaolô, dù gian truân, đói rách, khốn khỏ, hiểm nguy, gươm giáo, bắt bớ; dù sự sống hay sự chết, thiên thần hay ma vương qủy lực…không có gì tách được Ngài ra khỏi lòng yêu mến Đức Kitô (Rm 8:35-39). Phaolô chấp nhận đồng lao cộng khổ với Chúa để được đồng hưởng vinh quang với Ngài trên nước Trời.
- Vào thế kỷ XIX, một nghiên cứu khác cho biết: có 367/ 432 khoa học gia trên thế giới đều xác tín rằng: họ tin có Thiên Chúa và tin có đời sau. Thậm chí, nhà thiên văn Isaac Newton còn mạnh mẽ tuyên xưng thêm:
- “Tôi nhận biết Thiên Chúa trên đầu thiên lý kính của tôi”.
C. Hạnh phúc đích thực trong sự sống đời sau.
Tự bản chất, trí khôn nhân loại bao giờ cũng bị giới hạn. Một thai nhi nằm trong bụng mẹ, không thể biết thế giới bên ngoài ra sao. Một con người chân đạp đất, cũng không thể biết thế giới bay trên cao thế nào. Những thực tại siêu phàm, nhờ Thiên Chúa mạc khải, ta mới hiểu phần nào ý muốn tốt lành của Ngài. Loài người tin có đời sau, Tuy nhiên, các hình ảnh và sinh hoạt của thế giới ấy, ta chỉ được biết một vài chi tiết, nhờ lời mạc khải của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa:
Ảnh từ internet |
Chuyện xảy ra ngày 14/4/1985, khi Cha Jose Maniyangat lái xe gắn máy đi dâng lễ Chúa Nhật tại một nhà thờ thuộc điểm truyền giáo miền Bắc Karela, Ấn Độ. Bất ngờ, một chiếc xe Jeep do người đàn ông say khướt điều khiển đụng thẳng vào Ngài. Trên đường di chuyển đưa Cha cấp tốc vào bệnh việc cứu chữa, linh hồn Ngài lìa ra khỏi xác và được Thiên Thần hộ thủ, mặt đẹp đẽ rạng ngời chói sáng, đến nói: “Ta sẽ đem ngươi vào thiên đàng, Chúa Giêsu muốn gặp và nói chuyện với ngươi”.
Sau đó, Cha Jose được Thiên Thần hộ tống đến Hỏa Ngục, trạm dừng chân đầu tiên. Ngài nhìn thấy Satan và ma quỷ cùng ngọn lửa nóng khoảng 2000 độ không thể dập tắt. Những con bọ lúc nhúc, nhiều người gào thét dẫy dụa đang bị ma qủy đem ra tra tấn đau đớn. Mặt họ trở nên xấu xí, hung tợn và khủng khiếp. Thiên Thần cho Ngài biết: những linh hồn ấy chịu đau đớn như thế vì họ phạm nhiều tội trọng ( nạo phá thai, an tử, căm thù, không tha thứ, phạm sự thánh…) lại không ăn năn thống hối.
Kế tiếp, Thiên Thần đưa Cha Jose đến Luyện Ngục. Nơi chốn luyện hình này, Ngài cũng thấy lửa cháy không hề tắt nhưng ít nóng gắt hơn. Các linh hồn cũng chịu sự đau đớn khác là bị lìa xa khỏi Thiên Chúa. Họ có phạm tội trọng nhưng kịp hoà giải với Thiên Chúa trước khi chết, nên hy vọng một ngày nào đó, họ sẽ được gặp Chúa diện đối diện. Các Linh Hồn trong luyện ngục được tiếp xúc với Cha: xin Ngài cầu nguyện và mong Ngài nói giùm với mọi người cầu nguyện cho họ nữa.
Cuối cùng, Cha Jose đi qua một hầm màu trắng lớn sáng chói loà, có tiếng nhạc mê ly réo rắt ca hát và lời chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa từ môi miệng các thiên thần. Ngài biết chắc Ngài đang đặt chân cửa Thiên Đàng. Vị linh mục thấy Chúa Giêsu đẹp đẽ, dung nhan Ngài rạng rỡ hơn ngàn vạn mặt trời đang mọc. Ngài cũng thấy Đức Mẹ Maria, Thánh Giuse, các Thánh, rất nhiều giám mục, linh mục thánh thiện lấp lánh như các vì sao. Với Cha Jose, quả thật Thiên Đàng là quê trời tuyệt diệu.
Đang mê say chiêm ngắm, bất chợt Thiên Thần hộ thủ đưa linh hồn Cha trở lại trần gian. Các bác sĩ cùng thân nhân, trước đó nghĩ rằng Cha đã chết, nên di chuyển thi thể Ngài xuống nhà xác. Nào ngờ khi linh hồn Cha nhập lại vào xác bất động, Ngài thét lên tiếng lớn vì vết thương tai nạn quá đau đớn. Bác sĩ vội vàng kiểm tra lại, thấy Cha còn sống, liền nói: “Thực là một phép lạ. Hãy đưa Cha trở lại bệnh viện”. Và Ngài đã bình phục sau đó. Hiện nay, với tư cách là một linh mục thừa sai, Cha Jose Maniyangat đang là quản xứ Nhà Thờ Công Giáo Mẹ Lòng Thương Xót ở Macclenny, Florida, USA.
( Nguyệt San Hiệp Nhất, số 214, tháng 10-2010 ).
Tính cách thực hư câu chuyện tùy thuộc thái độ, lòng tin mỗi người. Song nó gợi lên trong ta một ý niệm về thế giới đời sau, về niềm tin vào xác loài người sẽ sống lại trong ngày tận thế: một vấn nạn mà nhóm Sađucêô đang tranh luận với Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay.
A. Thái độ con người trước cái chết.
Sách Giảng Viên đã viềt: “Dưới bầu trời này, mọi sự đều có lúc, mọi việc đều có thời. Một thời đẻ sinh ra, một thời để chết”(Gv 3:1-2). Chết là sự kiện tất yếu cho mọi sinh vật.
Theo một nghiên cứu trước đây, người ta được biết: tuổi thọ con ngựa là 30 năm, con voi trong Sở Thú được 60 năm, con rùa sống lâu nhất là 203 năm. Riêng con người, dân Việt Nam ngày xưa, tuổi thọ trung bình là 60 năm (bài hát Nhạc sĩ Y Vân), người Nhật Bản thọ lâu hơn (đàn ông trung bình 76 tuổi, đàn bà thọ 82 tuổi). Tuy nhiên, hiện nay y học tiến bộ nhiều, tuổi thọ con người gia tăng hơn. Người già nhất thế giới bây giờ được 114 tuổi.
Dù bách niên giai lão, dù trường sinh hi hữu, vẫn có một ngày mọi sinh vật đều phải chết. Bởi thế, có lắm người bi quan, yếm thế; sợ hãi nhìn cái chết với dáng vẻ chán chường.
- Chơi xuân kẻo hết xuân đi, Cái già sồng sộc nó thì theo sau.
- Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy. Cảnh phù du trông thấy cũng nực cười. Thôi công đâu mà chuốc lấy sự đời. Hãy tiêu khiển một vài chung lếu láo.
- Darwin (thuyết Tiến Hoá): mọi sinh vật đều có chung một ông Tổ vật chất. Đầu tiên, là một hạt bụi, dần dần biến dạng nên hình thức cao siêu hơn. Nhưng khi chết, mọi vật đều trở lại tình trạng ban đầu, là tro bụi vật chất. Thế nên, Chết là hết.
Nhưng cũng không thiếu những tâm hồn đầy lạc quan, hy vọng, tin chắc rằng: chết chỉ là một giai đoạn chuyển tiếp từ thế giới trần tục để vào một thế giới bên kia, tin có đời sau. Chết không là hết.
- Nho Giáo: sinh ký, tử quy. Sống gửi, thác về. Chết chỉ là giấc ngủ ngàn thu.
- Phật Giáo: tin có luân hồi. Sau khi chết, linh hồn còn phải phiêu lưu trong nhiều số kiếp khác nữa, có thể là súc vật, là cây cỏ, là con người.
- Kitô Giáo: chết là lúc con người đi vào quê hương đích thật đời sau, gặp gỡ Thiên Chúa hằng hữu. Chết là một hành trình đi về Nhà Cha trên trời…
- Như thế, sự sống là quà tặng của Thiên Chúa. Chết không hẳn là chấm dứt, sự sống không mất song chỉ đổi thay.
B. Tin có đời sống khác sau khi chết.
- Sách Maccabêô quyển thứ II trong Bài Đọc 1 hôm nay, cho ta thấy bối cảnh lịch sử dân Israel thời lưu đày Babylon. Họ phải sống trong nền văn hoá ngoại lai, bị bó buộc tuân giữ những luật lệ Dân Ngoại. Một trong những điều luật cấm kỵ là: nhà Vua An-ti-ô-khô thúc ép họ phải ăn thịt heo là điều không được phép làm theo luật Mô-sê. Vua còn bắt dân Israel phải thờ các thần Hy Lạp, không được tế lễ thờ phượng Thiên Chúa nữa.
Có một bà mẹ Do Thái anh hùng cùng với bảy người con cương quyết trung thành tuân giữ luật Chúa. Họ thà chết còn hơn vi phạm luật lệ cha ông (2 Mcb 7:2). Họ tin Vua trần gian khai trừ họ ra khỏi đời này nhưng Vua Vũ Trụ cho họ sự sống bất diệt đời sau (2 Mcb 7:9). Họ còn can đảm xác tín: “Thà chết bởi người đời đang khi hy vọng vào lời Chúa hứa sẽ cho họ được sống lại muôn đời” (2 Mcb 9:14). Cả 8 mẹ con đã thực sự sống cho Thiên Chúa: dám chịu thiệt đời này và tin chắc sẽ được hạnh phúc đời sau vĩnh viễn muôn đời.
- Tương tự như thế, vị thánh trẻ Đa Minh Saviô cũng “thà chết còn hơn phạm tội trọng” mất vinh phúc vĩnh cửu sau này.
- Với thánh Phaolô, dù gian truân, đói rách, khốn khỏ, hiểm nguy, gươm giáo, bắt bớ; dù sự sống hay sự chết, thiên thần hay ma vương qủy lực…không có gì tách được Ngài ra khỏi lòng yêu mến Đức Kitô (Rm 8:35-39). Phaolô chấp nhận đồng lao cộng khổ với Chúa để được đồng hưởng vinh quang với Ngài trên nước Trời.
- Vào thế kỷ XIX, một nghiên cứu khác cho biết: có 367/ 432 khoa học gia trên thế giới đều xác tín rằng: họ tin có Thiên Chúa và tin có đời sau. Thậm chí, nhà thiên văn Isaac Newton còn mạnh mẽ tuyên xưng thêm:
- “Tôi nhận biết Thiên Chúa trên đầu thiên lý kính của tôi”.
C. Hạnh phúc đích thực trong sự sống đời sau.
Tự bản chất, trí khôn nhân loại bao giờ cũng bị giới hạn. Một thai nhi nằm trong bụng mẹ, không thể biết thế giới bên ngoài ra sao. Một con người chân đạp đất, cũng không thể biết thế giới bay trên cao thế nào. Những thực tại siêu phàm, nhờ Thiên Chúa mạc khải, ta mới hiểu phần nào ý muốn tốt lành của Ngài. Loài người tin có đời sau, Tuy nhiên, các hình ảnh và sinh hoạt của thế giới ấy, ta chỉ được biết một vài chi tiết, nhờ lời mạc khải của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa:
1. Sự sống đời sau sẽ khác xa với cuộc sống thế trần tục lụy.
- Đời này cưới vợ, lấy chồng liên đới huyết nhục / đời sau sống như thiên thần, không hệ lụy ràng buộc máu chảy ruột mềm nữa.
- Đời này bị tiểu đường cụt chân, miệng hô, mắt lé / đời sau thể phách tinh anh đẹp đẽ vô vàn.
- Đời này Tử Thần ám ảnh, ngày đêm lo lắng / đời sau không còn chết chóc nhưng sống mãi.
2. Con người đời sau không bị hư mất bởi Satan, nhưng sống làm Con Chúa mãi mãi, được thân mật, nên nghĩa thiết với Chúa suốt đời.
- Họ như các thiên thần, đêm ngày ca hát, ngợi khen chúc tụng Thánh Danh Chúa.
- Họ thấy Chúa, diện đối diện, không còn chướng ngại nào cách biệt che phủ.
Tôi nhớ lại một ngạn ngữ xa xưa, khi được hỏi: làm thế nào, để đạt hạnh phúc muôn đời? Chiếc áo mới / muốn được hạnh phúc một tuần, hãy thịt một con heo / muốn hạnh phúc được một năm, hãy cưới vợ, lấy chồng / còn muốn đạt hạnh phúc muôn đời, hãy làm người tử tế ( như các thiên thần )”.
D. Lời Nguyện kết thúc.
Lạy Chúa Giêsu! Chúa đã sống lại từ cõi chết và lên trời vinh hiển, Chúa đang ngự bên hữu Chúa Cha hằng có đời đời. Xin giúp chúng con sống Mến Chúa, Yêu Người cách trọn vẹn, để ngày sau hết, chúng con được chung hưởng hạnh phúc bên Chúa mãi mãi. AMEN.
Fr. Dominic Dieu Tran, SDD.
cảm ơn bạn vì bài viết hay, nguyện xin Chúa ban bình an cho bạn
Trả lờiXóa