Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga sau đó xác định đây là một trận mưa sao băng, trong khi người phát ngôn Bộ Nội vụ xác nhận hơn 500 người bị thương, 300 ngôi nhà hư hỏng - đa số do cửa kính vỡ.
Lúc mới xảy ra nổ, nhiều người cứ ngỡ đó là một vụ nổ máy bay. Theo lời kể của người dân địa phương, vào buổi sáng sớm họ nhìn thấy nhiều vật thể bốc cháy trên bầu trời khu vực Chelyabinsk và Sverdlovsk.
Một nhân chứng ở thành phố Chelyabinsk cho biết đã nghe thấy tiếng nổ lớn và cảm nhận được sức ép khi đang ở trong một tòa nhà 19 tầng tại trung tâm thành phố. Cũng theo nhân chứng này, nhiều cửa kính bị vỡ và còi báo động ôtô hú inh ỏi do sức ép của vụ nổ. Mạng di động cũng bị ảnh hưởng, chập chờn.
Một nhân chứng khác nói đường bay của vật thể bay thậm chí được nhìn thấy tại Yekaterinburg, nằm cách Chelyabinsk khoảng 200km về phía đông nam.
Tỉ phú Sergey Galitskiy, giám đốc điều hành của OAO Magnit - nhà bán lẻ thực phẩm lớn nhất Nga, viết trên Twitter: “Tại siêu thị của chúng tôi ở Emanzhelinsk, kính cửa sổ bị thổi bay, mái nhà rung chuyển và có một làn sóng chấn động mạnh”.
Theo Interfax, người đứng đầu cơ quan y tế Nga Gennady Onishchenko đã yêu cầu đóng cửa các trường học ở Chelyabinsk để đề phòng. Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga cho biết đã huy động ba máy bay cùng 20.000 nhân viên đến vùng Urals. Họ cũng dự kiến không còn sao băng rơi xuống.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trên đường rơi xuống Trái Đất, một thiên thạch đã đi qua không phận Cadắcxtan cùng các tỉnh Tyumen, Kyrgan và Sverdlovsk cùng nhiều địa phương ven dãy núi Ural của Nga, sau đó nổ tung gây ra mưa sao băng kèm theo những đốm sáng lóe và tiếng nổ mạnh, làm các mảnh vụn rơi xuống địa phận tỉnh Chelyabin và một số tỉnh thành khác ở phía Nam nước Nga.
Mưa sao băng là hiện tượng xảy ra khi có những vật thể ngoài không gian như mảnh vụn của các hành tinh, thiên thạch, sao chổi đi vào Trái đất. Vì di chuyển với tốc độ cao, ma sát lớn nên khi vào bầu khí quyển sẽ bốc cháy tạo nên các vệt sáng trên bầu trời. Mưa sao băng thường xảy ra theo chu kỳ. Tuy nhiên, sao băng cũng xảy ra hằng ngày bởi trong vũ trụ có rất nhiều vật thể, thiên thạch nhỏ lạc vào khí quyển.
Lúc mới xảy ra nổ, nhiều người cứ ngỡ đó là một vụ nổ máy bay. Theo lời kể của người dân địa phương, vào buổi sáng sớm họ nhìn thấy nhiều vật thể bốc cháy trên bầu trời khu vực Chelyabinsk và Sverdlovsk.
Xem video clip mưa sao băng ở Nga - Nguồn: RT/YouTube (Theo TT Online)
Một nhân chứng ở thành phố Chelyabinsk cho biết đã nghe thấy tiếng nổ lớn và cảm nhận được sức ép khi đang ở trong một tòa nhà 19 tầng tại trung tâm thành phố. Cũng theo nhân chứng này, nhiều cửa kính bị vỡ và còi báo động ôtô hú inh ỏi do sức ép của vụ nổ. Mạng di động cũng bị ảnh hưởng, chập chờn.
Một nhân chứng khác nói đường bay của vật thể bay thậm chí được nhìn thấy tại Yekaterinburg, nằm cách Chelyabinsk khoảng 200km về phía đông nam.
Tỉ phú Sergey Galitskiy, giám đốc điều hành của OAO Magnit - nhà bán lẻ thực phẩm lớn nhất Nga, viết trên Twitter: “Tại siêu thị của chúng tôi ở Emanzhelinsk, kính cửa sổ bị thổi bay, mái nhà rung chuyển và có một làn sóng chấn động mạnh”.
Theo Interfax, người đứng đầu cơ quan y tế Nga Gennady Onishchenko đã yêu cầu đóng cửa các trường học ở Chelyabinsk để đề phòng. Bộ Các tình trạng khẩn cấp Nga cho biết đã huy động ba máy bay cùng 20.000 nhân viên đến vùng Urals. Họ cũng dự kiến không còn sao băng rơi xuống.
Các nhà nghiên cứu cho rằng trên đường rơi xuống Trái Đất, một thiên thạch đã đi qua không phận Cadắcxtan cùng các tỉnh Tyumen, Kyrgan và Sverdlovsk cùng nhiều địa phương ven dãy núi Ural của Nga, sau đó nổ tung gây ra mưa sao băng kèm theo những đốm sáng lóe và tiếng nổ mạnh, làm các mảnh vụn rơi xuống địa phận tỉnh Chelyabin và một số tỉnh thành khác ở phía Nam nước Nga.
Mưa sao băng là hiện tượng xảy ra khi có những vật thể ngoài không gian như mảnh vụn của các hành tinh, thiên thạch, sao chổi đi vào Trái đất. Vì di chuyển với tốc độ cao, ma sát lớn nên khi vào bầu khí quyển sẽ bốc cháy tạo nên các vệt sáng trên bầu trời. Mưa sao băng thường xảy ra theo chu kỳ. Tuy nhiên, sao băng cũng xảy ra hằng ngày bởi trong vũ trụ có rất nhiều vật thể, thiên thạch nhỏ lạc vào khí quyển.
thanks blog
Trả lờiXóa