Bùi Hữu Thư 2-1-2013
Hòa bình bắt đầu từ con tim chúng ta
ROME, Thứ Năm 31 tháng 1, 2013 (Le Monde vu de Rome).
Mỗi tháng Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi cho chúng ta hai ý chỉ cầu nguyện, hai thách đố ngài nhận định cho thế giới chúng ta và sứ mệnh của Giáo Hội. Sau đây là các ý chỉ cho tháng Hai, 2013:
1. Ý chỉ cầu nguyện hoàn vũ - Việc kiến tạo hòa bình
Xin cho nhnững ai phải chịu đựng những đau khổ vì những chiến trận và tranh chấp trở nên những người đóng vai trò chủ đạo cho một tương lai hòa bình.
2. Ý chỉ cầu nguyện cho việc truyền giáo - Các gia đình của người di dân
Xin cho các gia đình di dân, đặc biệt là các bà mẹ được nâng đỡ và đồng hành trong những khó khăn của họ
Hòa bình phải bắt đầu từ con tim chúng ta
Những hậu quả về tâm lý, cảm xúc và tâm linh của chiến tranh có sự sâu đậm không ngờ được đối với các gia đình và cộng đồng, nhiều khi đối với nhiều thế hệ. Các hệ thống môi sinh cũng bị ảnh hưởng. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta cầu nguyện để cho những ai đang chịu đau khổ vì các cuộc chiến trận và tranh chấp có thể trở nên những người kiến tạo hòa bình. Tại sao? Vì họ đã biết con đường phải đi và các trở ngại.
Làm sao để có con đường hòa bình? Ngày nay có khoảng 40 cuộc tranh chấp có vũ trang trên thế giới... và gần đây nhất là ở Syria và Mali. Chúng ta có thể mơ tưởng đến một thế giới không bị tràn ngập sự dữ, sự thù hận và bạo tàn; nhưng thực tại của sự dữ trong lịch sử, và của tội lỗi trong đời sống chúng ta, đã ghi dấu trên những mối tương quan xã hội và chính trị. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong thông điệp Sollicitudo rei socialis, đã nói về "cấu trúc của tội lỗi". Ngoài ra "khi bạo lực lan tràn, trước khi nói đến sự hòa giải, sự thống trị của công lý và hòa điệu, phải ngăn cách những chiến binh, phải tìm những sự dung hòa, và đề nghị những phương thức trọng tài... Đôi khi, cũng tiếc thay, phải dùng đến vũ khí, trong tình trạng khẩn cấp, để "giải giới một kẻ gây hấn" (từ ngữ do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dùng) đang thực hiện những cuộc tấn công mạnh mẽ không thể dửng dưng được: như thanh trừng các nhóm thiểu số, tàn sát, diệt chủng.... Hòa bình là đạt được tối thiểu một sự thiếu vắng các bạo tàn.
Làm sao để có được con đường hòa bình? Tất cả mọi bạo lực đều được minh chứng bởi một bạo lực xẩy ra trước đó: "Chính họ đã khởi sự trước!" đây là điều cả con trẻ lẫn những tướng lãnh trong cuộc chiến đều nói như vậy. Vì vậy, thường cần có một "thành phần thứ ba" để trợ giúp cho việc đối thoại, để không một đối thủ nào phải "đi bước trước". Chính là cách giải quyết nhiều cuộc tranh chấp có vũ trang: với người Na Uy qua hiệp ước Oslo, và đối với Sri Lanka, Sant-Egidio tại Mozambique, Nelson Mandela tại Burundi, người Phần Lan tại Indonésia (Aceh), v..v... Tuy nhiên không thể có hòa bình nếu không có sự tham gia của những người đầu tiên đã phải gánh chịu thảm họa. Trong hòa bình cũng không hoàn toàn thiếu vắng những tranh chấp. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu không chối bỏ những tranh chấp, nhưng người lên án sự thù hận và bạo tàn. Người mời gọi mọi người sống trong những tranh chấp nhưng không thù ghét kẻ thù, mà tôn trọng nơi kẻ thù như những con người nhân bản, để luôn luôn có thể mở ra được viễn cảnh của một sự hòa giải.
Chúng ta biết rõ là việc lắng nghe nhau một cách tôn trọng, và tha thứ cho nhau rất khó. Chiến tranh và tranh chấp khởi sự ngay trong trái tim chúng ta, mỗi khi chúng ta dành chỗ cho bạo lực thay vì công lý và sự tha thứ. Hòa bình liên kết với công lý. Chính vì thế, là "kẻ kiến tạo hòa bình" không chỉ là những kẻ biết hòa giải với người khác, mà còn phải là những kẻ bảo vệ cho nhân quyền, xây dựng những nhịp cầu giữa các dân tộc và hỗ trợ cho các mối tương quan công bình hơn giữa các quốc gia ở bắc và nam.
Tất cả mọi sự khởi đầu từ con tim chúng ta. Nếu trong các tranh chấp chỉ vì những "lợi ích riêng" cho mỗi nhóm, thì có thể giải quyết dễ dàng, vì thường có thể có một sự dung hòa. Nhưng chính vì những hăng say nhiệt tình mới hướng dẫn và lôi kéo chúng ta: sự sợ hãi, việc trả thù, việc tìm kiếm quyền hành, cảm xúc vì bị hạ nhục, và những sự cuồng tín về ý thức hệ hay tôn giáo, v..v.. Việc chiến đấu cho hòa bình phải bắt đầu từ bên trong chúng ta.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình, vì hòa bình là một ân sủng của Thiên Chúa, và phải khởi sự từ bên trong con tim chúng ta.
Bài viết có liên quan: >> Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân ngày Thế giới truyền thông xã hội
Hòa bình bắt đầu từ con tim chúng ta
ROME, Thứ Năm 31 tháng 1, 2013 (Le Monde vu de Rome).
Mỗi tháng Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi cho chúng ta hai ý chỉ cầu nguyện, hai thách đố ngài nhận định cho thế giới chúng ta và sứ mệnh của Giáo Hội. Sau đây là các ý chỉ cho tháng Hai, 2013:
1. Ý chỉ cầu nguyện hoàn vũ - Việc kiến tạo hòa bình
Xin cho nhnững ai phải chịu đựng những đau khổ vì những chiến trận và tranh chấp trở nên những người đóng vai trò chủ đạo cho một tương lai hòa bình.
2. Ý chỉ cầu nguyện cho việc truyền giáo - Các gia đình của người di dân
Xin cho các gia đình di dân, đặc biệt là các bà mẹ được nâng đỡ và đồng hành trong những khó khăn của họ
Hòa bình phải bắt đầu từ con tim chúng ta
Những hậu quả về tâm lý, cảm xúc và tâm linh của chiến tranh có sự sâu đậm không ngờ được đối với các gia đình và cộng đồng, nhiều khi đối với nhiều thế hệ. Các hệ thống môi sinh cũng bị ảnh hưởng. Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta cầu nguyện để cho những ai đang chịu đau khổ vì các cuộc chiến trận và tranh chấp có thể trở nên những người kiến tạo hòa bình. Tại sao? Vì họ đã biết con đường phải đi và các trở ngại.
Làm sao để có con đường hòa bình? Ngày nay có khoảng 40 cuộc tranh chấp có vũ trang trên thế giới... và gần đây nhất là ở Syria và Mali. Chúng ta có thể mơ tưởng đến một thế giới không bị tràn ngập sự dữ, sự thù hận và bạo tàn; nhưng thực tại của sự dữ trong lịch sử, và của tội lỗi trong đời sống chúng ta, đã ghi dấu trên những mối tương quan xã hội và chính trị. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II trong thông điệp Sollicitudo rei socialis, đã nói về "cấu trúc của tội lỗi". Ngoài ra "khi bạo lực lan tràn, trước khi nói đến sự hòa giải, sự thống trị của công lý và hòa điệu, phải ngăn cách những chiến binh, phải tìm những sự dung hòa, và đề nghị những phương thức trọng tài... Đôi khi, cũng tiếc thay, phải dùng đến vũ khí, trong tình trạng khẩn cấp, để "giải giới một kẻ gây hấn" (từ ngữ do Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II dùng) đang thực hiện những cuộc tấn công mạnh mẽ không thể dửng dưng được: như thanh trừng các nhóm thiểu số, tàn sát, diệt chủng.... Hòa bình là đạt được tối thiểu một sự thiếu vắng các bạo tàn.
Làm sao để có được con đường hòa bình? Tất cả mọi bạo lực đều được minh chứng bởi một bạo lực xẩy ra trước đó: "Chính họ đã khởi sự trước!" đây là điều cả con trẻ lẫn những tướng lãnh trong cuộc chiến đều nói như vậy. Vì vậy, thường cần có một "thành phần thứ ba" để trợ giúp cho việc đối thoại, để không một đối thủ nào phải "đi bước trước". Chính là cách giải quyết nhiều cuộc tranh chấp có vũ trang: với người Na Uy qua hiệp ước Oslo, và đối với Sri Lanka, Sant-Egidio tại Mozambique, Nelson Mandela tại Burundi, người Phần Lan tại Indonésia (Aceh), v..v... Tuy nhiên không thể có hòa bình nếu không có sự tham gia của những người đầu tiên đã phải gánh chịu thảm họa. Trong hòa bình cũng không hoàn toàn thiếu vắng những tranh chấp. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu không chối bỏ những tranh chấp, nhưng người lên án sự thù hận và bạo tàn. Người mời gọi mọi người sống trong những tranh chấp nhưng không thù ghét kẻ thù, mà tôn trọng nơi kẻ thù như những con người nhân bản, để luôn luôn có thể mở ra được viễn cảnh của một sự hòa giải.
Chúng ta biết rõ là việc lắng nghe nhau một cách tôn trọng, và tha thứ cho nhau rất khó. Chiến tranh và tranh chấp khởi sự ngay trong trái tim chúng ta, mỗi khi chúng ta dành chỗ cho bạo lực thay vì công lý và sự tha thứ. Hòa bình liên kết với công lý. Chính vì thế, là "kẻ kiến tạo hòa bình" không chỉ là những kẻ biết hòa giải với người khác, mà còn phải là những kẻ bảo vệ cho nhân quyền, xây dựng những nhịp cầu giữa các dân tộc và hỗ trợ cho các mối tương quan công bình hơn giữa các quốc gia ở bắc và nam.
Tất cả mọi sự khởi đầu từ con tim chúng ta. Nếu trong các tranh chấp chỉ vì những "lợi ích riêng" cho mỗi nhóm, thì có thể giải quyết dễ dàng, vì thường có thể có một sự dung hòa. Nhưng chính vì những hăng say nhiệt tình mới hướng dẫn và lôi kéo chúng ta: sự sợ hãi, việc trả thù, việc tìm kiếm quyền hành, cảm xúc vì bị hạ nhục, và những sự cuồng tín về ý thức hệ hay tôn giáo, v..v.. Việc chiến đấu cho hòa bình phải bắt đầu từ bên trong chúng ta.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình, vì hòa bình là một ân sủng của Thiên Chúa, và phải khởi sự từ bên trong con tim chúng ta.
Bài viết có liên quan: >> Sứ điệp Đức Thánh Cha nhân ngày Thế giới truyền thông xã hội
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét