Đồng Nhân 1-30-2013
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 30 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã trình bày những suy tư của ngài về lý do tại sao chúng ta gọi Thiên Chúa là "Cha". Đức Thánh Cha giải thích rằng Tin Mừng sử dụng thuật ngữ này để phản ánh về sự thứ tha, rộng lượng và lòng thương xót của một người cha nhân lành.
VATICAN - Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư 30 tháng Giêng, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã trình bày những suy tư của ngài về lý do tại sao chúng ta gọi Thiên Chúa là "Cha". Đức Thánh Cha giải thích rằng Tin Mừng sử dụng thuật ngữ này để phản ánh về sự thứ tha, rộng lượng và lòng thương xót của một người cha nhân lành.
Đức Giáo Hoàng cũng nói thêm rằng khi các bậc cha mẹ gặp khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dạy con cái, họ có thể tìm kiếm nơi Thiên Chúa là Cha Toàn Năng những mẫu gương để vượt qua những thử thức này.
Đức Thánh Cha nói:
Anh chị em thân mến, Tiếp tục các bài giáo lý của chúng ta trong Năm Đức Tin, giờ đây chúng ta hãy suy tư về lý do tại sao Kinh Tin Kính mô tả Thiên Chúa là "Cha Toàn Năng". Bất chấp cuộc khủng hoảng về tình phụ tử trong nhiều xã hội, Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng ý nghĩa của việc gọi Thiên Chúa là "Cha".
Lòng quảng đại, trung thành, tha thứ, và yêu mến thế gian của Ngài vô biên đến độ đã ban cho chúng ta Con Một của Ngài để cứu rỗi của chúng ta.
Anh chị em thân mến, Tiếp tục các bài giáo lý của chúng ta trong Năm Đức Tin, giờ đây chúng ta hãy suy tư về lý do tại sao Kinh Tin Kính mô tả Thiên Chúa là "Cha Toàn Năng". Bất chấp cuộc khủng hoảng về tình phụ tử trong nhiều xã hội, Kinh Thánh chỉ cho chúng ta thấy rõ ràng ý nghĩa của việc gọi Thiên Chúa là "Cha".
Lòng quảng đại, trung thành, tha thứ, và yêu mến thế gian của Ngài vô biên đến độ đã ban cho chúng ta Con Một của Ngài để cứu rỗi của chúng ta.
Là "hình ảnh của Thiên Chúa vô hình" (Col 1:15), Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa là một người Cha đầy lòng thương xót không bao giờ bỏ rơi con cái của mình và yêu thương lo lắng cho chúng ta đến độ chấp nhận cả Thập Giá. Trong Đức Kitô, Thiên Chúa đã biến chúng ta thành dưỡng tử của Ngài. Thập giá cũng cho chúng ta thấy Thiên Chúa, là Cha của chúng ta, là Đấng "toàn năng" đến mức nào.
Sự toàn năng của Ngài vượt qua khái niệm đầy hạn hẹp của của con người chúng ta về quyền lực, sức mạnh của Ngài chính là ở một tình yêu nhẫn nại được thể hiện trong chiến thắng cuối cùng của sự tốt lành trên sự gian ác, sự sống trên sự chết, và tự do trên ách nô lệ của tội lỗi. Khi chúng ta chiêm ngắm Thánh Giá của Chúa Kitô, chúng ta hãy hướng về Thiên Chúa là Cha toàn năng và cầu xin ân sủng của Ngài giúp chúng ta từ bỏ chính mình với lòng cậy trông và tin tưởng nơi tình yêu đầy lòng thương xót và quyền năng cứu độ của Ngài.
Tôi chào đón nồng nhiệt các linh mục tham dự khoá thường huấn tại phân khoa Giáo dục thần học của trường Đại học Bắc Mỹ. Với tất cả các du khách nói tiếng Anh hiện diện tại buổi triều yết ngày hôm nay, bao gồm những người từ Hàn Quốc, Canada và Hoa Kỳ, tôi cầu khẩn muôn ơn lành của Thiên Chúa, niềm vui và an bình tuôn đổ trên anh chị em.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét